Đến với tour du lịch Hà Giang, bạn không chỉ được chiêm ngưỡng được rất nhiều cảnh đẹp. Mà còn được tham quan những địa điểm hấp dẫn. Nhưng đối với những tour du lịch Hà Giang tự túc. Chắc chắn bạn không nên bỏ qua một phần vô cùng quan trọng. Đó chính là những món đặc sản chỉ có ở Hà Giang. Một trong những món mà Phượt Vi Vu muốn giới thiệu cho bạn lần này. Chính là món mèn mén vô cùng nổi tiếng đối với ẩm thực của người Hà Giang nói chung và người Mông nói riêng. Nếu bạn chưa biết đến món mèn mén là gì?Hãy cùng theo chân Phượt tìm hiểu món đặc sản này trước khi thực hiện tour du lịch Hà Giang tự túc nhé!
1. Mèn mén là món gì?
"Mèn mén là món gì?", đây chắc chắn là câu hỏi được rất nhiều lữ khách thắc mắc khi đến với vùng cao. Mèn mén là một món đặc sản nổi tiếng ở vùng Tây Bắc và Hà Giang. Nhưng món ăn này lại được khá ít người biết đến. Đó là bởi vì tên gọi khá lạ và ít khách du lịch nhớ được món ăn này. Một phần đó có thể là vì mèn mén được làm từ những nguyên liệu đơn giản. Nhưng cũng khá thân thuộc với đại đa số người Việt Nam. Nên bỗng chốc, họ quên đi món ăn mà họ đã từng được thưởng thức này.
Có thể hiểu một cách đơn giản như thế này. Mèn mén được làm từ bột ngô tẻ và chế biến qua nhiều công đoạn rồi mới được đem đi hấp chín. Loại bột ngô tẻ là một nguyên liệu hết sức bình thường nhưng khi bạn thưởng thức. Hương vị thơm ngon và béo ngậy lại lan tỏa khắp cả khoang miệng.
Mèn mén được biết đến là món ăn truyền thống đơn giản và mộc mạc của người Mông. Người Mông thường thưởng thức món ăn này với canh bí đỏ, canh su su,… điều này giúp cho món mèn mén dễ ăn, dễ nuốt mà không bị sặc. Đồng thời cũng tăng thêm phần hấp dẫn cho món ăn.
Mèn mén có vị khá thơm, dẻo và rất đậm đà nên ăn khá bùi, ngậy. Nhưng có một sự kết hợp gia vị với món mèn mén mà bạn chắc chắn không bao giờ tưởng tượng được. Đó chính là ớt nướng với sự thơm lừng và đậm vị. Lý do món ăn ngon hơn với ớt nướng là vì thời tiết giá lạnh ở vùng cao nên dân cư bản địa kết hợp ăn chung để đỡ lạnh.
Bài hay: Chợ cuối tuần Mèo Vạc lớn nhất ở Hà Giang
2. Sự ra đời của mèn mén
Người H'Mông không chỉ giỏi về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ngô. Mà họ còn khéo léo trong việc chế biến nhiều món ăn độc đáo và hấp dẫn từ ngô. Trong đó, sản phẩm được cho là đặc trưng và gắn liền với dân cư bản địa nhất chính là mèn mén. Mèn mén là một món ăn truyền thống lâu đời của người H'Mông. Món ăn này không chỉ đơn thuần là ẩm thực. Mà còn là nét văn hóa truyền thống được truyền lại từ đời này sang đời khác.
Trước kia, vào những ngày giáp hạt không có đủ gạo để ăn cho một ngày. Người Mông đã nghĩ ra một cách làm món mèn mén để thay cơm và dùng ăn dần cho qua cơn đói. Sau khi đi rẫy, đi nương hay đi chợ, mèn mén là món ăn vô cùng tiện dụng để họ mang theo. Dần dần, món mèn mén đã trở thành món ăn chính trong cuộc sống và cũng trở thành đặc sản Hà Giang lúc nào không hay. Sự ra đời và có mặt của mèn mén đã làm thay đổi rất nhiều nét lễ nghi, văn hóa. Cũng như truyền thống của người H'Mông nói riêng và Hà Giang nói chung. Từ đó, món ăn mèn mén đã trở thành một món ăn không thể thiếu trong những ngày lễ Tết.
3. Lựa chọn nguyên liệu để làm món mèn mén
Mặc dù mèn mén có nguyên liệu và cách chế biến cũng vô cùng đơn giản. Nhưng để có thể làm được món ăn thơm ngon này. Những người phụ nữ dân tộc ở Tây Bắc cũng phải mất khá nhiều thời gian để chế biến. Cách làm món ăn này sẽ không quá phức tạp nhưng phải trải qua khá nhiều công đoạn. Và đòi hỏi người chế biến phải có những kinh nghiệm nhất định.
Đầu tiên là phần nguyên liệu chính của món ăn này. Phần ngô được tách hạt và nhặt bỏ đi những hạt sâu, mốc. Bạn chỉ có thể giữ lại những hạt to tròn và mẩy nhất. Sau khi đã lựa được những hạt ngô chất lượng, người chế biến sẽ đem mang đi xay cho thật mịn. Người H'Mông vẫn hay sử dụng những cối xay đá truyền thống. Nên đây chắc chắn là phần vất vả và cần sức nhất để có thể lấy được bột ngô mịn màng.
Cập nhật mới nhất: Lịch chợ phiên Hà Giang đầy đủ và chi tiết
4. Hướng dẫn cách làm mèn mén
Sau khi đã có bột ngô mịn màng và vừa ý nhất. Người H'Mông sẽ tiếp tục trộn loại bột ngô này với nước rồi đảo cho đều. Khi đảo đảo bột sẽ giúp cho bột ngô tơi ra và mịn hơn khi nấu lên. Tiếp đó, bột ngô sẽ được đổ vào chõ và cho thêm một phần nước đủ để đồ. Đây là một phần khá quan trọng, để có được món mèn mén ngon nhất. Người chế biến nhất định phải đồ bột ngô hai lần trên chõ gỗ.
Đồ lần đầu tiên để tẩm nước vào bột ngô và cũng đồng thời là để làm cho bột tơi, không dính vào nhau. Chính vì vậy thời gian đồ đầu tiên vô cùng quan trọng. Bạn sẽ cần phải tính toán thời gian sao cho thích hợp với từng loại ngô mà bạn sử dụng. Nếu như phần bột ngô già thì thời gian đồ cần lâu hơn. Còn nếu bột ngô non thì bạn chỉ cần sau khi nước ở trong chảo sôi, thấy hơi bốc nghi ngút lên miệng chõ là đã thành công.
Những người nấu mèn mén có kinh nghiệm thường không vội vàng. Họ sẽ phải dựa vào độ lửa cháy to hay nhỏ để tính toán thời gian. Khi bắt chõ ra khỏi chảo thì họ ngay lập tức đổ bột ngô ra chiếc mẹt. Tiếp đó dùng thìa gỗ đảo qua đảo lại cho bột ngô tơi ra. Nếu như bạn không làm cho bột ngô tơi, đến lúc đồ lần nữa phần bột sẽ không chín kỹ. Và từ đó mèn mén cũng không có vị thơm, dẻo hay ngọt đậm đà như ý muốn. Hơn nữa lúc ăn cũng sẽ dễ bị đau bụng vì bột ngô không chín kỹ. Sau khi làm tơi và để nguội thì người chế biến lại cho ngô vào chõ đồ lần hai. Lần này người làm phải làm cho bột ngô chín kỹ và mịn màng là đã hoàn thành.
Đừng bỏ lỡ: Kinh nghiệm du lịch tự túc Hoàng Su Phì
5. Văn hóa và lễ hội làm mèn mén
Nhằm tạo không khí thi đua sôi nổi cho những đồng bào dân tộc trên địa bàn hăng hái lao động và sản xuất. Đồng thời cũng tạo tình đoàn kết giữa những cộng đồng dân cư và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống. Đặc biệt nhất là quảng bá hoạt động du lịch đối với những du khách trong và ngoài nước. Huyện Quản Bạ đã thường xuyên tổ chức các lễ hội truyền thống về văn hóa các dân tộc. Trong đó, phần thú vị và hấp dẫn nhất không thể thiếu chính là trình diễn quy trình làm mèn mén ngon, ngọt từ đôi bàn tay khéo léo của những người phụ nữ Mông bản địa.
Tại lễ hội, bạn sẽ được trực tiếp chứng kiến các nghệ nhân, già làng, phụ nữ với đôi tay khéo léo, nhẹ nhàng để trình diễn các công đoạn làm mèn mén. Theo kinh nghiệm của những già làng dân tộc H'Mông cho rằng: mèn mén ngon là phải làm từ ngô tẻ của địa phương. Phần ngô tẻ sau đó cần được treo lên trên hiên nhà hoặc trên gác bếp. Tiếp đó mới lựa chọn những hạt ngô vàng to và mẩy nhất. Ngô sau khi được phơi thì được đem xay bằng cối đá và tạo ra phần bột ngô mịn màng để làm món mèn mén.
Đặc biệt, món ăn đặc sản Hà Giang này cũng là một trong những món ăn để người đàn ông trong gia đình. Hay những chàng trai người Mông có dịp thể hiện tình yêu thương dành cho người phụ nữ của mình. Họ thường nói: "Không cần phải nói những lời yêu thương, hứa hẹn, chỉ cần cùng nhau xây ngô bên cối đá, đưa ánh mắt nhìn trộm và cười mỉm hay mang bát mèn mén lên tận nương cho họ, thế là thương". Nghe câu nói này, chắc chắn bạn đã muốn thưởng thức ngay món mèn mén thơm ngon và hấp dẫn này rồi đúng chứ?
Mặc dù ngày nay do điều kiện cuộc sống đã có phần sung túc và đủ đầy hơn. Và người H'Mông đã chuyển từ mèn mén sang cơm trong những món ăn chính. Nhưng đây vẫn là một món đặc sản được sử dụng trong những dịp lễ Tết. Họ vẫn trân trọng món ăn này và nấu chúng rồi đặt lên bàn thờ gia tiên. Đây là cách mà người H'Mông nhớ về cội rễ khó khăn của dân tộc và gia đình mình. Chính vì thế, dù có đi ngược về xuôi, mèn mén vẫn là món ẩm thực truyền thống không thể thiếu của người dân H'Mông nói riêng và Tây Bắc nói chung.
Có thể bạn chưa biết: Top 10 homestay tốt nhất ở Hà Giang
Đến với những tour du lịch Tây Bắc hay Hà Giang tự túc. Bạn đừng nên bỏ qua việc thưởng thức ẩm thực truyền thống nơi đây. Đặc biệt nhất chính là món mèn mén đã làm nên thương hiệu một thời cho vùng đất này. Bạn có thể đến nhà người dân hoặc tham gia vào những phiên chợ vùng cao để thưởng thức món mèn mén. Bạn cũng có thể mua mèn mén về làm quà cho người thân và chắc chắn người nhận sẽ cảm thấy vô cùng vui thích đấy!
Xem thêm bài blog: Du lịch tự túc Hà Giang: kinh nghiệm, lịch trình và chi phí
Đừng bỏ lỡ các tips du lịch tiết kiệm:
Xem tại bài viết: Hướng dẫn lập kế hoạch du lịch tự túc giá rẻ để biết các bí quyết lên kế hoạch, đặt vé máy bay, đặt tour và đặt khách sạn tiết kiệm nhất. Đặt tour du lịch tự túc Hà Giang giá rẻ hơn hoặc miễn phí bằng cách tham gia chương trình referral khi mời bạn bè đăng ký tài khoản và đặt tour tại Phuotvivu. Sau khi người mời hoàn tất bất kỳ hoạt động du lịch nào trên Phuotvivu, bạn sẽ nhận được 50k/ 1 người mời. Xem hướng dẫn
Mỗi khi mùa đông đến, Sapa lại trở nên náo nhiệt vô cùng bởi sự góp mặt của hàng triệu khách du lịch. Nếu bạn cũng đang có ý định đi du lịch Sapa vào mùa đông mà chưa biết mặc gì, cần chuẩn bị những gì và ở đâu? Hãy xem ngay bài viết dưới đây của Phượt Vi Vu để biết thêm kinh nghiệm du lịch Sapa vào mùa đông và chuẩn bị cho một hành trình tour du lịch Sapa trọn vẹn nhất.
Xem thêm Du lịch Sapa mùa nào đẹp, nên đi vào tháng mấy? để chuẩn bị tốt cho chuyến du lịch tự túc Sapa của bạn.
1. Điều kiện thời tiết ở Sapa vào mùa đông
Mùa đông ở Sapa kéo dài từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Nhiệt độ trung bình ở Sapa vào mùa đông dưới 17 độ C. Có những ngày nhiệt độ mùa đông ở Sapa xuống dưới 0 độ và xuất hiện tuyết rơi. Vì vậy, khi đi du lịch Sapa vào mùa đông, bạn sẽ cảm nhận được nền nhiệt giống như ở Châu Âu.
Tuyết phủ trắng cả thị trấn Sapa tạo nên một sức quyến rũ kỳ lạ cho vùng đất này. Bởi vì mùa đông ở Sapa đặc biệt như vậy, nên bạn nên lựa chọn những địa điểm tham quan phù hợp. Dựa theo kinh nghiệm du lịch Sapa, Phượt gợi ý với bạn một số địa điểm đẹp nhất vào mùa đông như: Đỉnh Fansipan, Núi Hàm Rồng, Thung lũng Mường Hoa…
Xem chi tiết: Thời điểm lý tưởng để đi du lịch Fansipan?
2. Du lịch Sapa mùa đông cần chuẩn bị gì?
2.1. Trang phục – Du lịch Sapa mùa đông
Có lẽ điều mà bạn quan tâm đầu tiên đó là "mặc gì khi đi du lịch Sapa mùa đông?. Bởi vì thời tiết ở Sapa vào mùa đông rất lạnh, nên bạn cần chuẩn bị trang phục đảm bảo độ ấm. Bạn nên mặc áo len, áo phao bông, quần giữ nhiệt. Ngoài ra, bạn cũng nên mang thêm mũ len, khăn choàng, túi sưởi, bịt tai, găng tay… để đảm bảo sức khỏe cho cơ thể.
2.2. Du lịch Sapa mùa đông cần chuẩn bị giày gì?
Nếu bạn du lịch Sapa mùa đông theo phong cách trải nghiệm ví dụ như đi trekking, leo núi đỉnh Fansipan. Bạn nên mang giày thể thao thoải mái, độ ma sát tốt và kèm theo một đôi tất chân cổ cao. Còn giày cao gót hoặc dép lê, bạn chỉ nên mang theo để thay đổi khi chụp ảnh. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm du lịch Sapa mùa đông của Phượt, tốt nhất bạn nên mang giày và đi tất chân để giữ ấm và thuận tiện cho việc di chuyển.
Đừng bỏ lỡ: Chia sẻ kinh nghiệm trekking Fansipan chi tiết
2.3. Thuốc đặc trị
Khi bạn di chuyển từ những vùng khác đến Sapa, có thể bạn sẽ chưa kịp thích ứng với nhiệt độ. Vì vậy, bạn nên chuẩn bị thuốc cảm cúm, dầu gió… để dùng ngay khi cảm thấy không khỏe. Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị thêm thuốc chống say xe, men tiêu hóa, băng dán cá nhân, thuốc đau đầu… để dùng khi cần thiết. Đặc biệt, đừng quên chuẩn bị thêm một ít gói sâm để tăng sức đề kháng khi đi du lịch Sapa vào mùa đông nhé!
2.4. Giấy tờ tùy thân/ Tiền mặt, thẻ ATM
Tiền mặt và giấy tờ tùy thân là không thể thiếu khi thực hiện tour du lịch Sapa. Bạn nên mang theo đầy đủ giấy tờ tùy thân như: CMND/ thẻ căn cước, giấy phép lái xe… Tất nhiên, bạn cũng cần chuẩn bị vừa đủ lượng tiền mặt cần dùng. Còn thẻ ATM bạn nên mang theo để sử dụng khi hết tiền mặt (ở Sapa chưa phổ biến hình thức thanh toán bằng thẻ ATM).
Xem ngay: Đi du lịch Sapa cần chuẩn bị những gì: … vật bất ly thân
2.5. Đồ dùng cá nhân cần mang theo khi đi du lịch Sapa mùa đông
Mùa đông ở Sapa có thể làm cho da bạn bị khô và thiếu nước. Bạn nên chuẩn bị kem dưỡng ẩm để cấp nước cho da. Ngoài ra, bạn cũng nên bôi kem chống nắng đầy đủ để chống tia UV, tia cực tím. Còn những đồ tẩy trang, make up, băng vệ sinh… bạn nên đựng trong túi chống nước. Bên cạnh đó, khi đi đến đây vào mùa đông, bạn cũng nên mang theo một số đồ ăn nhẹ để dùng khi đói.
Xem ngay: 8 khu chợ đáng đến nhất ở Sapa
2.6. Phụ kiện hỗ trợ
Những vật phẩm mà bạn nên mang theo khi đi tour du lịch Sapa đó là: máy ảnh, điện thoại, gậy tự sướng, pin sạc dự phòng… Bạn có thể dùng google map trong điện thoại để chỉ đường đến điểm đến. Cũng như ghi lại những khoảnh khắc tuyệt vời trong chuyến du lịch Sapa mùa đông. Đừng quên sạc đầy pin cho sạc dự phòng để dùng khi điện thoại hết pin nhé!
2.7. Đồ dùng khác
Ngoài những vật phẩm kể trên, khi đi du lịch Sapa vào mùa đông, bạn nên mang theo:
Túi xách, túi tote: đựng điện thoại, mỹ phẩm…
Kính mắt: che nắng, che bụi khi di chuyển.
Ô (dù): che mưa phùn, che nắng, chụp ảnh…
Áo mưa, mũ, nón…
2.8. Đặt phòng khách sạn/ homestay/ resort
Lượng khách đi đến Sapa vào mùa đông khá đông đúc. Do đó, bạn nên đặt trước khách sạn/ homestay/ resort khoảng 2 – 3 tuần để tránh trường hợp hết phòng. Theo kinh nghiệm du lịch mùa đông của Phượt Vi Vu, bạn nên đặt phòng có view săn mây. Như vậy sẽ thuận tiện cho bạn ngắm biển mây ở Sapa nếu không muốn dậy sớm.
Đừng bỏ lỡ: Review chi tiết resort 4* Sapa Jade Hill Resort & Spa
2.9. Đặt xe Hà Nội đi Sapa
Bạn nên đặt xe Hà Nội đi Sapa trước khoảng 1 – 2 tuần để đảm bảo còn chỗ trống. Bạn có thể đặt xe tại các website của các công ty du lịch để được giá ưu đãi. Hoặc, đặt trọn gói tour du lịch Sapa để được công ty hỗ trợ đưa đón 2 chiều.
Giá vé tham khảo: 230.000 – 400.000 VNĐ/ lượt tùy theo loại xe bạn chọn.
Thời gian di chuyển: khoảng 4 – 5 tiếng.
Xem thêm: Hướng dẫn đi từ Hà Nội đến Sapa an toàn, tiết kiệm
Khi đi du lịch Sapa vào mùa đông, bạn nên chuẩn bị theo những gợi ý mà Phượt đã nhắc ở trên. Hãy nhớ tiêu chí quan trọng đó là "giữ ấm và vừa đủ". Chúc bạn có một hành trình tour du lịch Sapa thú vị nhất. Hãy tham khảo các tour du lịch Sapa của Phượt Vi Vu tại website để có thêm nhiều lựa chọn nhé!
Xem thêm bài blog: Du lịch tự túc Sapa – kinh nghiệm lịch trình và chi phí
Đừng bỏ lỡ các tips du lịch tiết kiệm:
Xem tại bài viết: Hướng dẫn lập kế hoạch du lịch tự túc giá rẻ để biết các bí quyết lên kế hoạch, đặt vé máy bay, đặt tour và đặt khách sạn tiết kiệm nhất.Đặt tour du lịch tự túc Sapa giá rẻ hơn hoặc miễn phí bằng cách tham gia chương trình referral khi mời bạn bè đăng ký tài khoản và đặt tour tại Phuotvivu. Sau khi người mời hoàn tất bất kỳ hoạt động du lịch nào trên Phuotvivu, bạn sẽ nhận được 50k/ 1 người mời. Xem hướng dẫn
Du lịch Koh Phi Phi thì bạn phải thứ 6 thứ sau đây, bảo đảm mê ly. Đây là chuyến du lịch Koh Phi Phi cách đây hơn 5 năm của mình và có rất nhiều trải nghiệm thú vị
Thuê LongTail đi các đảo khi đi du lịch Koh Phi Phi
Nếu đi du lịch Koh Phi Phi thì ko thể ko đi các đảo, đặc biệt có Mayabeach, Bamboo beach với nước biển trong veo khiến bạn không muốn bơi vì sợ mất đi vẻ đẹp của sự trong suốt ấy. Bạn có thể đi tour từ 11h- 5h chiều (500-650bath) đi vòng quanh các đảo nhớ tập bơi trước khi đi và nếu ko biết bơi thì mặc áo phao nhé, đặc biệt đi Longtail là 1 trải nghiệm vô cùng thú vị khi bạn bị sóng biển đánh cho muốn lòi cái bản họng ra ngoài, trong trường hợp bạn say sống haha
Phía Sau Maya Beach trong tour các đảo
Ăn Pizza khi đi du lịch Phi Phi
Ngày cuối cùng tui ăn món Pizza trên đảo, lúc đầu nghĩ ở đây quái gì Pizza lại ngon, sao lại bán nhiều thế, bán như 1 món đặc sản của Thái, ra bến tàu với 2 cái balo thì cầm 1 miếng Pizaa vừa đi vừa nhai thì tiện nhất, thế là quất luôn, Pizaa dày ngon, ăn ko ngấy như ở mấy cửa hàng Fastfood, nói chung 1 món nên thử.
Những khu resort đang xây ở Koh Phi Phi
Cầm 1 chai Chang loại lớn và đi vòng vòng
Chỉ cần 1 chai Chang loại lớn rồi sau đó cứ đi lang thang quanh đảo để ngắm người dân quanh đảo và khách du lịch, rất nhiều tiệm xăm với chủ tiệm là những người đàn ông "kỳ dị" tóc được làm bù xù, người đầy những hình xăm, khuyên tai, xâu mũi đủ cả
Leo lên view point
View point là nơi các bạn nhìn tổng qua hòn đảo Phi Phi những ngày đẹp trời tui cá nơi đây sẽ rất đẹp, bạn đi sáng sớm thì cứ leo lên đó rồi mua 1 ly cafe ngồi ở tảng đá lớn vừa uống cafe vừa ngắm nhìn từ từ đến trưa rồi xuống. Đặc biệt chủ tiệm nước trên viewpoint là 1 người đàn ông Thái khoảng 60t vô cùng hoạt bát và vui nhộn, nói chuyện hát hò liên tục.
Men theo đường rừng để đi Long beach
Longbeach là 1 nơi bạn nên đi, không phải vì bãi biển đẹp, mà trên đường đi bạn sẽ gặp rất nhiều những bãi biển nhỏ ko có khách Trung Quốc (trên Phi Phi TQ rất đông) ở đó chỉ 1,2 khách tây tắm nắng và đọc sách, rất thích hợp để bơi và làm mấy lon beer. Ngồi đung đưa xích đu và đọc sách nếu bạn có nhiều thời gian.
Bãi biển trên đường đi Long Beach ở Koh Phi Phi
Join và các cuộc chơi của đám tây ở bãi biển
Bãi biển ban ngày hiền hòa bao nhiêu thì buổi tối lại náo nhiệt bấy nhiêu, bao nhiêu khách du lịch khắp nơi đổ về đây, khách châu Á (90% Trung Quốc) đứng vòng tay làm khán giả, còn tụi Tây thì bày đủ trò để chơi, free shot nếu bạn luồn người qua đc cây lửa, tui là thằng châu Á giám bay lên chơi đầu tiên (tự hào vãi) quất lần 10 lượt 10 ly xâm xoàng, nhạc bắt đầu lên và cứ thế quẩy tưng bừng. Đặc biệt càng về khuya tụi nó càng hăng-điên, mấy thằng đã phê cỏ và beer có thể cởi hết quần áo, lủng lẳng luồn qua cây lửa, 1 lần như thế đc cả đám hú lên, và đc tặng 1 phần cocktail đặc biệt. – Nếu ai muốn xem film 23+ trực tiếp thì ở bãi biển đó lúc tầm 2-3h sáng sẵn sàng chiếu cho bạn nhé =))
Travel blogger là gì? ai có thể làm travel blogger? ai chà 2 câu hỏi này có vẻ hơi to tát nhỉ. Nhưng thực ra không hề quá cao siêu đâu, bài viết này mình sẽ giải đáp hết cho bạn tường tận 2 câu hỏi này nhé.
Tìm hiểu khái niệm về blog
Theo wikipedia "Blog, gọi tắt của weblog (tiếng Anh, "nhật ký web"), là một dạng nhật ký trực tuyến, bùng nổ từ cuối thập niên 1990. Các blogger (người viết blog), có thể là cá nhân hoặc nhóm, đưa thông tin lên mạng với mọi chủ đề, thông thường có liên quan tới kinh nghiệm hoặc ý kiến cá nhân, chủ yếu cung cấp thông tin đề cập tới những chủ đề chọn lọc, không giống như các báo truyền thống. Được phần mềm hỗ trợ, dễ sử dụng, blog phổ biến rất nhanh và ai cũng có thể dễ dàng tạo ra một blog cho mình"
Để cho dễ hiểu thì blog như 1 cuốn nhật ký, nhưng nó được xuất bản trên mạng online. Ví dụ hồi xưa facebook chưa ra đời thời của mình thì có blog yahoo, blogger của google, forum cũng là 1 dạng blog. Rồi sau này facebook phát triển thì mọi người bắt đầu viết trên facebook nó cũng là 1 dạng blog.
Vậy miễn sao một ai đó hoặc bạn viết chia sẻ tâm tư tình cảm, lên 1 nền tảng online nào đó thì gọi là blog. Và lưu ý không cần thiết phải có 1 trang web riêng mới là blog nhé.
Travel blogger là gì?
Travel blogger là những người chuyên chia sẻ những nội dung liên quan tới du lịch lên trên mạng. Họ có thể chia sẻ dưới dạng hình ảnh, video hoặc bài viết. Những nội dung đó có thể là trải nghiệm du lịch, mẹo hay du lịch, những chia sẻ về du lịch.
Hiện nay ở Việt Nam cũng có rất nhiều người làm blogger, về công nghệ, về cuộc sống, chính trị. Tuy nhiên travel blogger được nhiều chú ý hơn đặc biệt là giới trẻ. Vì nó gắn liền với những chuyến đi, gắn liền với cái gì đó rất hào nhoáng. Và ai cũng muốn trở thành travel blogger, để được đi du lịch mà không tốn tiền. Điều này có phần không đúng, nhìn nhận khá sai về travel blogger và mình sẽ chia sẻ ở những phần sau.
Ai có thể làm travel blogger?
Các bạn biết quyền lớn nhất cũng là căn bản nhất của con người là gì không? 5 giây suy nghĩ đã hết, đó là quyền được nói ra chứng kiến và suy nghĩ của mình. Vậy nên ai cũng có thể làm travel blogger hết, ý mình là vậy đó chứ không liên quan gì đến quyền tự do ngon luận đâu hihi.
Vậy nên nếu bạn có bất kỳ ý định viết blogger thì cứ viết đi nhé, chứ đừng có nghe ai nói là: "mày thi văn 3.5 mà đòi làm blogger", "mày viết sai chính tả đòi làm blogger", "mày nói người ta không hiểu là đòi làm blogger"… Có 1001 lý do giúp bạn bỏ cuộc, nhưng chỉ có 1 lý do giúp bạn viết blog thôi, đó là cứ viết đại đi.
Bạn có thể viết dỡ ! ờ mình biết mà, bạn có thể điểm văn 3.5 sai chính tả ! ờ mình biết mà. Mình cũng thế không khác gì bạn cả, nhưng mình cũng đã lầm lũi viết blog trong gần 6 năm trời mà không kiếm được tiền trực tiếp từ đó. Bạn đủ hiểu cái độ lỳ của mình rồi chứ. Vì thế hãy viết đi, hãy học bằng cách làm đó là cách nhanh nhất và thấm nhất. Dở cũng được viết lên cho mọi người đọc cho họ chê vào mặt bạn, để rồi mà rút kinh nghiệm viết tiếp theo. Còn hơn ngồi tự đạt câu hỏi mà không có câu trả lời đi ha.
Một vài điều trước khi viết blog du lịch
Thứ nhất phải luyện cho mình 1 đức tính quan trọng đó là không được ngại, và sẽ không quan tâm người ta nói gì. Có 1 câu nói rất quan trọng bạn cần phải nắm "đừng cố làm hài lòng số đông". Đây là 1 câu quan trọng và mình sẽ chia sẻ về câu nói này trong bài về cách làm thương hiệu cá nhân sau nhé.
Hãy viết bất kỳ cái gì bạn nghĩ trong đầu trước, và hãy viết lên chính trang facebook cá nhân của bạn trước. Tập quen với điều này rồi sau đó bạn hãy nghĩ tới làm 1 trang web riêng. Và đương nhiên mình cũng chia sẻ cách làm trang web riêng trong bài sau. Đừng quá cầu toàn rồi trở nên do dự, hãy viết ra trước đã rồi hay sau nhé, bởi làm đúng trước rồi mới làm hay mà hihi.
Rồi bạn đã chịu làm travel blogger chưa?
Đùa vui thôi chứ làm gì căng ! mình sẽ kết bài này như thế này nhé. Thực ra những cái thứ ở trên mình viết chỉ để giải nghĩa cho 1 câu nói duy nhất mà mình muốn nói đó là: "thích là nhích".
Đừng quan tâm tới khái niệm và đừng quan tâm tới việc hay dỡ đúng hay là sai, bạn thích làm blogger thì hãy viết. Còn nếu bạn thích làm travel blogger thì chúng mừng ban. Ít ra bạn đã vào đúng nơi, để một người tạm thời gọi là có kinh nghiệm, chia sẻ những thức mà mình tự học được, tự đúng kết được cho bạn.
Và đương nhiên tất cả những thứ đó đều mang tính chất tham khảo, và cũng đương nhiên mình rất hy vọng sẽ giúp ích được xíu xíu gì đó cho bạn trong quá trình trở thành travel blogger. Xin chào mình là Tuân Cuồng Chân, hẹn gặp lại bạn ở loạt bài khác ngay ở bên dưới.
Vlog travel blogger là gì
Top 15 travel blogger nổi tiếng ở Việt Nam
Dưới đây là những travel blogger nổi tiếng của Việt Nam được chuyên trang travelblogger.vn tổng hợp. Bạn có thể tham khảo cách làm của những người đi trước. Sau đó rút kinh nghiệm và có cách làm riêng cho mình, không nhất thiết phải bắt chước ai
Xem thêm: 50 travel blogger nổi tiếng Việt Nam
1. Travel blogger Đinh Hằng
"Quá trẻ để chết: Hành trình nước Mỹ" không chỉ là cuốn sách để đọc và suy ngẫm mà còn là thể hiện quan điểm về nhân sinh và đam mê khám phá của cô gái trẻ. Mỗi chặng đường, mỗi chuyến đi đều là một câu chuyện mang lại giá trị về mọi khía cạnh. Tài năng viết lách của Đinh Hằng đã dẫn dắt người đọc đi đến mọi nẻo đường của thế giới.
Bên cạnh những chuyến đi khám phá thế giới là những chuyến thiện nguyện đầy tình người. Hãy theo chân cô gái này để được truyền lửa về sự đam mê, bản lĩnh và tự tin trong cuộc sống.
Tài năng viết lách của Rosie Nguyễn thể hiện qua các cuốn sách nổi tiếng và đáng tìm đọc như "Ta balo trên đất Á", "Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu". Quả thật, tiêu đề của các cuốn sách như một lời thúc giục khát khao xê dịch từ tác giả.
Theo chân cô gái này, bạn không chỉ nhận được câu chuyện về những chuyến vi vu đó đây. Các bài học về cuộc sống từ kinh nghiệm bản thân đều được chia sẻ rộng rãi. Do đó, Rosie Nguyễn luôn được mọi người yêu quý và theo dõi càng nhiều mỗi ngày.
Facebook: https://www.facebook.com/rosienguyenvn
3. Travel blogger Trần Đặng Đăng Khoa
"1000 ngày hành trình vòng quanh thế giới" với chiếc Honda Wave đời 2008 của Đăng Khoa như một cú hích lớn trong cộng đồng đam mê xê dịch. Chuyến đi này như thể hiện khát khao mãnh liệt với thế giới bên ngoài cũng như thách thức giới hạn của bản thân của anh chàng phượt thủ siêu dễ thương.
Một lần vùng vẫy với đất trời chính là điều Đăng Khoa muốn truyền lửa đến cho các bạn trẻ. Bạn không cần phải chinh phục thế giới, chỉ cần cho phép bản thân làm điều mình thích.
Quỷ Cốc Tử có tên thật là Ngô Trần Hải An, là một trong những blogger Việt đầu đời. Với hơn 18 năm theo đuổi đam mê, tên tuổi của anh chàng chưa bao giờ ngừng "hot" trong cộng đồng.
Hành trình chinh phục "Con đường tơ lụa" đã mang cái tên Quỷ Cốc Tử đến gần hơn với mọi người thông qua những bức ảnh tuyệt đẹp và vô cùng chuyên nghiệp. Mỗi một nơi đặt chân đến, anh chàng đều lưu lại những khoảnh khắc để đời.
Website: www.quycoctu.net
5. Hoàng Lê Giang
Có thể đây là cái tên được báo chí nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần với tiêu đề "Người Việt Nam đầu tiên chinh phục đỉnh Elbrus (Nga) và hành trình 300km khắc nghiệt với cái lạnh thấu xương – 30 độ C tại Bắc Cực". Hoàng Lê Giang như một minh chứng rõ ràng cho việc tìm đến giới hạn cực đại của một con người.
Gia tài không chỉ dừng lại ở 2 hành trình nêu trên, anh còn đi đến hơn 36 quốc gia. 8 lần leo dãy Himalaya và sống sót sau trận bão tuyết kinh hoàng Nepal đều là những cột mốc khiến nhiều người kinh ngạc và khâm phục niềm đam mê mãnh liệt của anh với thế giới.
Anh chàng tài hoa này còn được biết đến với vai trò người mẫu và doanh nhân. Tuy nhiên, với vai trò là blogger, anh đã mang đến nhiều màu sắc khác nhau cho mọi người.
Lối viết dí dỏm, thu hút và các bức hình đậm chất cá nhân đã dẫn dắt người đọc theo nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Theo chân Quang Đại để đóng nhận niềm vui trong mỗi chuyến đi nhé.
Một cây bút tài năng mê xê dịch không thể bỏ lỡ chính là Huyền Chip. "Xách balo lên và đi" là một trong những tác phẩm để đời của cô gái trẻ nhiều năng lượng. Thời điểm đó, tác phẩm này đã tạo nên một làn sóng sôi nổi trong cộng đồng thích vi vu đó đây. Và giờ này, cô gái ấy đã tốt nghiệp Thạc sỹ Trí Tuệ Nhân Tạo tại Đại học Stanford, Mỹ.
Kinh nghiệm học tập, sinh sống và các chuyến đi thú vị luôn được Huyền Chip cập nhật. Đừng bỏ lỡ những điều hay ho từ cô gái nhỏ xinh xắn nhé.
Facebook: https://www.facebook.com/chipiscrazy/
8. Travel blogger Khoai Lang Thang
Anh chàng hiền lành với nụ cười tỏa nắng đã lan tỏa nhiều năng lượng tích cực cho giới trẻ. Tên thật là Đinh Võ Hoài Thương nhưng anh chàng lại chọn cho mình một biệt danh gần gũi và dân dã hơn "Khoai Lang Thang" giống như cách anh ấy vi vu đó đây để giới thiệu về ẩm thực đất Việt và các địa điểm tham quan nổi tiếng đến gần hơn với cộng đồng trong và ngoài nước.
Phạm vi hoạt động chủ yếu trên Youtube nhằm mang lại những video chân thật nhất. Bạn sẽ phải tiếc nuối nếu bỏ lỡ anh chàng thú vị này đấy.
Youtube: https://www.youtube.com/c/KhoaiLangThang
9. An Vietnam
Nếu bạn yêu thích văn hóa địa phương thì An Vietnam là một trong những blogger bạn không nên bỏ lỡ. Phong cách tự sự, mộc mạc của An mang đến sự yên bình và giản dị.
Không quá vụt sáng như blogger khác, blog của An lại nhẹ nhàng như phong cách của chính mình. Theo dõi cô gái này để hiểu thêm hơn về các vẻ đẹp văn hóa của Việt Nam nhé.
Blogger sinh năm 1992 đã bắt đầu con đường của mình từ năm 2014. Anh góp mặt trong top những travel blogger nổi tiếng Việt Nam với sự xuất hiện ở nhiều tờ báo lớn như Zing, VnExpress và kênh truyền hình quốc gia.
Nguồn cảm hứng dồi dào từ các chuyến đi đến hơn 40 quốc gia khác nhau đã giúp Lý Thành Cơ mang đến nhiều nội dung chất lượng cho cộng đồng mê xê dịch.
Facebook: https://www.facebook.com/venturology/
11. Lê Hà Trúc
Bạn muốn tìm đến một travel blogger mang nhiều năng lượng trẻ trung? Vậy thì Lê Hà Trúc là cái tên bạn phải lưu ngay vào danh sách cần tìm rồi.
Không chỉ sở hữu những bức ảnh nghệ thuật mà gu thời trang của Trúc được đánh giá rất cao. Bạn không chỉ học hỏi kinh nghiệm về các chuyến đi mà có thể tự làm mới bản thân nhờ vào cô gái này.
Instagram: https://www.instagram.com/lehatruc
12. Nhị Đặng
Theo chân Nhị Đặng, cô sẽ dẫn bạn đến những miền đất hoang sơ và mới mẻ. Đây chắc chắn là niềm đam mê cho những ai thích du lịch bụi rồi.
Ngoài các bức ảnh đẹp, Nhị Đặng còn dựng các thước phim ngắn để mang đến những góc quay trọn vẹn nhất của thiên nhiên mộc mạc đến với người xem.
Chàng trai này chính là chủ nhân của trang blog Lạc mà có thể bạn đã từng bắt gặp. Các bức ảnh xinh đẹp của Nhật Bản được Tùng lan tỏa với phần còn lại của thế giới một cách tinh tế và nhẹ nhàng.
Tùng đang du học tại Nhật và đó là lý do các bức ảnh xứ sở anh đào ra đời. Trong tương lai, chắc chắn chúng ta sẽ đón nhận được nhiều tác phẩm hay ho từ anh chàng điển trai này.
Nhờ vào tuyệt chiêu tạo ra những shoot hình thơ mộng và nội dung đa dạng mà Sơn Đoàn trở thành cái tên được tìm kiếm hàng đầu trên Instagram. Lối kể chuyện thu hút sẽ khiến bạn đi từ bất ngờ này đến ngạc nhiên khác.
Hiện tại chàng trai vẫn luôn hoạt động tích cực trên Instagram với hình ảnh trong trẻo. Niềm đam mê xê dịch vẫn chưa bao giờ hạ nhiệt để truyền cảm hứng cho mọi người.
Instagram: https://www.instagram.com/son.chans
15. Quang Vinh
Nếu ai từng một thời hâm mộ "hoàng tử Sơn Ca" thì chắc hẳn bạn sẽ rất thích thú khi giờ đây Quang Vinh đã trở thành một travel blogger đình đám. Sau mỗi chuyến đi, Vinh luôn viết những trải nghiệm của mình đầy lôi cuốn.
Du lịch nghỉ dưỡng là xu hướng mà Quang Vinh đang theo đuổi. Các chặng đường du ngoạn từ Ấn Độ, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ..sẽ mang đến cho bạn nhiều điều hay ho.
Instagram: https://www.instagram.com/quangvinh
Top 15 travel blogger nổi tiếng thế giới
Dưới đây là top 15 travel blogger nổi tiếng thế giới. Bạn có thể tham khảo cách làm của họ để học hỏi thêm. Cách làm travel blogger của nước ngoài chắc sẽ khác nhiều so với Việt Nam.
1. Adventurous Kate
Kate McCulley đã đặt chân đến hơn 83 quốc gia khác nhau trên thế giới. Blog Adventurous Kate của cô ấy dường như là một nguồn tài nguyên tuyệt vời.
Nữ travel blogger hướng đến những người phụ nữ độc lập. Không chỉ là về cuộc sống, tài chính mà còn là đam mê khám phá thế giới. Hàng tháng, Kate luôn mang đến những bài viết tóm tắt về các điểm nổi bật và bài học trên mỗi hành trình của mình.
Website: https://www.adventurouskate.com/blog/
2. Against the Compass
Blog Against the Compass thuộc quản lý của Joan Torres. Nơi đây sẽ mang đến cho bạn những điểm đến tưởng chừng như bỏ quên của thế giới.
Joan đến từ Tây Ban Nha và niềm đam mê khám phá là động lực để anh ấy bắt đầu blog du lịch của mình. Những nội dung từ Joan luôn độc đáo và khó có thể tìm thấy ở các nguồn thông tin khác.
Website: https://againstthecompass.com/en/
3. Along Dusty Roads
Along Dusty Roads là blog được tạo ra bởi Andrew và Emily. Cặp vợ chồng người Anh đã vi vu đó đây trong năm qua để chinh phục khát khao cháy bỏng của mình.
Tại blog, bạn sẽ học được cách kết hợp ảnh phong cảnh vào bài viết của mình. Đồng thời những câu chuyện, trải nghiệm trong các chuyến đi của Andrew và Emily sẽ mang đến cho bạn những thông tin thú vị.
Website: https://www.alongdustyroads.com/
4. Anywhere We Roam
Anywhere We Roam là nơi chia sẻ rất nhiều nội dung tuyệt vời trong nhiều năm qua. Mark và Paul – hai chàng trai cùng đồng hành với blog với nhiều bài viết thú vị.
Ảnh phong cảnh tuyệt đẹp chính là sự truyền tải chân thật nhất của từng điểm đến. Đặc biệt, một trang "Sạch" – nơi bạn có thể đọc các mẹo và hướng dẫn về việc chuẩn bị trước mỗi chuyến đi.
Website: https://anywhereweroam.com/
5. Atlas & Boots
Atlas & Boots là một blog du lịch đặc biệt, tập trung vào du lịch ngoài trời. Blog được tạo ra bởi tiểu thuyết gia Kia Abdullah và nhiếp ảnh gia Peter Watson.
Bạn sẽ phải đắm chìm trong các chuyến phiêu lưu chân thật và rõ nét thông qua các bài viết được chia sẻ. Ngoài ra, các chỉ dẫn để tìm kiếm công việc online cũng được cung cấp tại blog. Bạn hoàn toàn có thể cân bằng được cuộc sống, công việc và đam mê du lịch.
Website: https://www.atlasandboots.com/
6. Backpacker Banter
Backpacker Banter được tạo ra bởi Chris Stevens – người bắt đầu hành trình du lịch từ năm 2009. Blog là nguồn cung cấp các mẹo và hướng dẫn du lịch một cách tiết kiệm.
Đại dương là một chủ đề yêu thích của Chris, được thể hiện nổi bật trong blog. Tài hoa trong nghệ thuật nhiếp ảnh của anh đã mang đại dương đến gần với mọi người.
Website: https://www.backpackerbanter.com/blog/
7. Barbaralicious
Barbara là chủ nhân của blog mang tên Barbaralicious tích lũy hơn 100K người theo dõi. Các nội dung mới luôn được cập nhật đều đặn để mang đến thông tin chính xách nhất.
Blog gồm tiếng Anh và tiếng Đức để hỗ trợ được nhiều người đọc hơn. Đây là blog điển hình về sự kết hợp các dịch vụ chuyên nghiệp và blog du lịch.
Kristin cho ra đời blog Be My Travel Muse để giúp mọi người lên kế hoạch cho những chuyến vi vu đó đấy của họ. Trên các nền tảng Pinterest, Youtube và Instagram là nơi Kristin quản bá blog của mình.
Chỉ cần khám phá blog, bạn sẽ tìm được nhiều tài nguyên hay ho cho chuyến du lịch một mình dành cho phụ nữ như mẹo chuẩn bị, điểm đến và mẹo mua sắm.
Website: https://www.bemytravelmuse.com/
9. Bound For Nowhere
Sẽ ra sao nếu cuộc sống của bạn hoàn toàn trên xe van? Vợ chồng Owen và Mak đã đi không ngừng nghỉ hơn 1,600 ngày rồi đấy.
Blog Bound For Nowhere ra đời để mang truyền tải chi tiết về hành trình của họ. Bạn sẽ rất thích thú với môi trường sống độc đáo song song với việc khám phá thế giới.
Website: https://www.boundfornowhere.com/
10. BucketListly
Pete Rojwongsuriya là một travel blogger toàn thời gian. Anh đã đặt chân đến hơn 65 quốc gia và cho ra đời hơn 200 bài báo.
Mục tiêu đối với blog BucketListly của anh là giúp mọi người lên kế hoạch cho chuyến đi của mình một cách đơn giản và đơn giản. Việc chia sẻ câu chuyện cá nhân, kinh nghiệm và thất bại đã giúp mọi người học hỏi rất nhiều từ anh.
Website: https://www.bucketlistly.blog/
11. Cheapest Destinations
Tim Leffel là nhà văn kiêm tác giả của cuốn sách nổi tiếng "Cheapest Destinations". Tên cuốn sách này cùng tên với blog du lịch của anh ấy.
Tác phẩm này đã được đăng trên nhiều ấn phấm cũng như chính anh đã được phỏng vấn bởi nhiều travel blogger nổi tiếng khác. Song song đó, blog là một kho tàn thông tin về chi phí sinh hoạt ở các quốc gia khác nhau giúp bạn sắp xếp được chi phí trước mỗi chuyến đi.
Matt Karsten bắt đầu blog của mình hơn 10 năm và đã được giới thiếu ở các trang web du lịch uy tín toàn cầu. Blog Exper Vagabond cung cấp các mẹo chụp ảnh, tư vấn du lịch và cách tối ưu ngân sách.
Matt hoạt động rất tích cực trên mạng xã hội và blog xoay qua chủ đề du lịch cốt lõi. Ba điều quan trọng với anh ấy là nhiếp ảnh, du lịch và cuộc sốn du mục.
Website: https://expertvagabond.com/
13. Follow The Boat
Jamie và Liz là những người chọn du lịch trên chiếc thuyền của họ từ năm 2006. Follow The Boat ra đời để mang đến nội dung chân thật và thực tế cho người xem.
Mọi người thường thích ngắm biển nhưng trường hợp này lại vô cùng thú vị khi ngắm nhìn vạn vật từ biển xanh bao la.
Website: https://followtheboat.com/
14. Girl Eat World
Melissa Hie đến từ Singapore là người điều hành blog Girl Eat World. Cô ấy ghi những những chuyến đi của mình thông qua ẩm thực. Nếu bạn là một tín đồ ăn uống thì đừng bỏ lỡ blog hay ho này.
Blog du lịch không phải là công việc toàn thời gian nên Melissa có một hành trình nghề nghiệp khá thú vị hàng năm.
Website: https://girleatworld.net/
15. Girl Gone Travel
Carol Cain không chỉ là người sở hữu blog Girl Gone Travel mà còn là một giám đốc điều hành của một công ty truyền thông và xây dựng thương hiệu.
Blog Girl Gone Trvel ghi lại những trải nghiệm của Carol khi du lịch. Cô gái này là ví dụ điển hình của sự cân bằng giữa đam mê và công việc.